Phê bình Tòa án Hiến pháp Liên bang Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức

Tuy có phê bình đổi thay, Tòa án đã phát triển một mật độ và tần số kiểm tra nổi bật so với quốc tế và đồng thời áp dụng việc tự hạn chế của tòa án (tiếng Anh: judicial self-restraint) rất nghiêm ngặt, một việc mà nhiều hệ thống tư pháp khác thường không quen thuộc trong sự kết hợp này (thí dụ như Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ).

Quan niệm về hiến pháp được cho trước và tự phát triển liên tục đã làm cho Tòa trở thành một thể chế dân chủ riêng biệt, hưởng một sự tin tưởng có một không hai trong dân chúng và trên trường quốc tế người ta cho đó là một thí dụ cho việc kiểm tra pháp luật đã phát triển cao. Theo định nghĩa, vai trò của Tòa như là người bảo vệ Hiến pháp không những chỉ là việc kiểm tra sự độc đoán của nhà nước, mà còn là việc bảo toàn Hiến pháp một cách toàn bộ trong phát triển nội bộ của nước Đức và trong phạm vi của Liên minh châu Âu.

Tòa cộng tác với các tòa án hiến pháp hay tòa án tối cao của hơn 70 quốc gia khác và với vị trí là một cơ quan hiến pháp, Tòa là tấm gương cho các nước khác.

Nội dung

Tại một số phán quyết có phê bình là Tòa đã tránh quyết định rõ ràng. Thí dụ như cái được gọi là "phán quyết khăn đội đầu" (về việc có được phép từ chối không nhận một cô giáo sắp tốt nghiệp vì cô có ý định đội khăn đầu theo đạo Hồi) được nhiều người cảm nhận là không thỏa mãn và có tính trì hoãn. Phê bình này được nghe thấy nhiều nhất là từ những phía hay xem Tòa là một cấp xét xử cuối cùng về sửa đổi chính trị. Tòa đã kháng cự thành công việc này từ khi được thành lập. Việc thực hiện sự tự hạn chế tòa án không cho phép tòa can thiệp vào việc phân chia nhiệm vụ của các cơ quan hiến pháp. Việc này cũng có thể nhìn thấy mới đây trong phán quyết về giải thể Quốc hội Liên bang (Đức) 2005.

Mặt khác, tại nhiều phán quyết đã có khiển trách từ phía chính trị là Tòa đã nới rộng thẩm quyền của Tòa đến phạm vi của một người thay thế lập pháp, mặc dù vai trò này theo Hiến pháp là của quốc hội. Thay vì tự giới hạn trong phạm vi về độc quyền và vượt quá giới hạn cho phép của lập pháp, Tòa đã đưa ra nhiều ý tưởng chính trị và xã hội riêng biệt và thiết lập nhiều quyết định trước về công bằng cho lập pháp, thường rất khó khăn cho ngân sách và về mặt khác không giống như những hình dung của giới chính trị.

Một phần khác, cả hai viện của Tòa án Hiến pháp Liên bang phán quyết khác nhau mặc dù đã có chuẩn mực về tính thống nhất cho hành luật, thí dụ như trong vấn đề liệu một bác sĩ có chịu trách nhiệm tài trợ cho một trẻ em tật nguyền hay không khi ông không giải thích rõ ràng về việc phá thai vì lý do sức khỏe.

Tòa án châu Âu về quyền con người cho rằng một vài quyết định của Tòa đã không bảo hộ đầy đủ về quyền con người, thí dụ như trong việc bảo vệ sự riêng tư những người của công chúng Tòa chỉ cho phép bảo vệ không giới hạn sự riêng tư cho con cái của những người này.

Thành viên

Một phê bình khác là việc bầu thẩm phán của các chính trị gia sau khi đã có thỏa thuận trước giữa các đảng phái chính trị, đặc biệt là việc bổ nhiệm luân phiên. Thế nhưng một đề nghị của Bộ Tư pháp sẽ lại cắt xén bớt quyền hạn của quốc hội. Mặc dù là các thẩm phán thường là thành viên của một đảng phái nhưng không thể xác định được một khuôn mẫu có định hướng đảng phái hay quyền lợi trong các quyết định của họ.